Quyền hạn và chức năng Thống đốc các bang Ấn Độ

Các thống đốc có nhiều quyền hạn khác nhau:

  • Quyền hành pháp: liên quan tới hành chính, bổ nhiệm và miễn nhiệm.
  • Quyền lập pháp: liên quan tới xây dựng pháp luật và cơ quan lập pháp của bang, là Vidhan Sabha hoặc Vidhan Parishad.
  • Quyền tùy ý: thực hiện theo quyền hạn của thống đốc.

Quyền hành pháp

Hiến pháp quy định Thống đốc bang có quyền điều hành chính quyền bang. Thống đốc bổ nhiệm Thủ hiến bang, người được ủng hộ đa số tại Nghị viện lập pháp. Thống đốc cũng bổ nhiệm thành viên của Hội đồng bộ trưởng tiểu bang và phân phối chức vụ theo đề nghị của Thủ hiến.

Hội đồng bộ trưởng nằm quyền lực theo "ý muốn" của Thống đốc, nhưng theo ý nghĩa thực sự là theo ý muốn của Nghị viện lập pháp. Khi nào Nghị viện lập pháp còn hỗ trợ chính quyền thì Hội đồng bộ trưởng không thể bị giải tán.

Thống độc bổ nhiệm Thủ hiến bang, đồng thời cũng bổ nhiệm Tổng chưởng lý và Chủ tịch, thành viên Ủy ban dịch vụ công cộng bang. Tổng thống thảo luận với thống đốc việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án cao cấp và Thống đốc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án cấp Quận. Tất cả chính quyền cấp dưới bang đều được thống đốc bổ nhiệm.

Quyền lập pháp

Thống đốc có quyền triệu tập cơ quan lập pháp tiểu bang hoặc tạm ngừng nó. Thống đốc thậm chí có quyền giải tán Vidhan Sabha. Quyền này là chính thức và được thực hiện theo lời khuyên của Hội đồng bộ trưởng và đứng đầu là Thủ hiến.

Thống đốc mở đầu cơ quan lập pháp tiểu bang bằng cách diễn thuyết sau cuộc bầu cử hội đồng và đầu phiên khai mạc mỗi năm. Diễn văn của Thống đốc thường về chính sách mới của tiểu bang. Một dự luật của cơ quan lập pháp tiểu bang được thông qua và để trở thành chính thức thì cần phải được Thống đốc ký. Thống đốc có thể gửi lại dự thảo luật cho cơ quan lập pháp tiểu bang, trừ dự thảo ngân sách, đều được xem xét lại. Nếu như cơ quan lập pháp gửi cho Thống đốc lần thứ 2 thì Thống đốc buộc phải đồng ý. Thống đốc có quyền bảo lưu dự thảo cho Tổng thống.

Khi cơ quan lập pháp không họp, nếu thấy cần thiết về đạo luật Thống đốc có thể ban hành pháp lệnh. Pháp lệnh sẽ được gửi tới cơ quan lập pháp tiểu bang ngay sau khi nhóm họp. Pháp lệnh có hiệu lực không quá 6 tuần khi cơ quan lập pháp nhóm họp, trừ khi đã được thông qua trước đó.

Quyền hạn tài chính

Dự thảo ngân sách được gửi Nghị viện lập pháp tiểu bang do sự khuyến nghị của thống đốc. Trước đó Thống đốc gửi báo cáo tài chính hàng năm đó là ngân sách tiểu bang. Nếu không có nhu cầu cấp thêm thì sẽ áp dụng theo khuyến nghị trước đó. Thống đốc cũng được dự tính 1 khoản dự phòng tiểu bang để đáp ứng vào khoản chi không lường trước. Thống đốc có thể thành lập Ủy ban tài chính tiểu bang, trong đó tại Nghị viện lập pháp ông được đề cử 1 người.

Quyền hạn tùy ý

Thống đốc có quyền hạn đặc biệt:

  • Nếu không có đảng đa số sau cuộc bầu cử, Thống đốc có thể lựa chọn Thủ hiến theo ý muốn của mình.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, thống đốc có thể gạt lời khuyên của Hội đồng bộ trưởng. Vào thời điểm ấy, thống đốc trở thành đại diện của Tổng thống và có quyền lực thực sự tại tiểu bang.
  • Thống đốc có quyền thu hồi dự thảo thông qua và gửi tổng thống phê chuẩn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thống đốc các bang Ấn Độ http://www.assamtribune.com/scripts/detailsnew.asp... http://www.business-standard.com/article/current-a... http://articles.economictimes.indiatimes.com/2014-... http://timesofindia.indiatimes.com/city/indore/Ram... http://timesofindia.indiatimes.com/india/New-Aruna... http://www.outlookindia.com/news/article/Kalyan-Si... http://www.thehindu.com/news/cities/Hyderabad/e-s-... http://www.thehindu.com/news/national/karnataka/va... http://www.thehindu.com/news/national/kerala/satha... http://www.thehindu.com/news/national/other-states...